Tại sao phải nghiên cứu các phần tử xung quanh các vì sao?

tai sao phai nghien cuu cac phan tu xung quanh cac vi saov1622798336917 2024 - BroCanvas

Trả Lời: 

Các nhà thiên văn học thường coi các loại vật chất như hơi và bụi bặm
trong không gian giữa các vì sao được gọi chung là vật chất xung quanh các
vì sao. Những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà khoa học dùng kính viễn vọng
quang học bất ngờ phát hiện ra mấy loại phân tử hai nguyên tử trong mây thể

hơi giữa các vì sao. Do khả năng quan sát của kính viễn vọng quang học này
còn nhiều hạn chế, trong vòng 30 năm sau đó, nghiên cứu quan sát các phân
tử giữa các vì sao về cơ bản bị ngưng trệ. Sự phát triển của thiên văn học bức
xạ điện cuối cùng đã mở ra kho báu tri thức cho con người về các phẩn tử
giữa các vì sao.
Năm 1963, nhà khoa học Mỹ lẩn đẩu tiên dùng kính viễn vọng bức xạ
điện phát hiện ra phân tử gốc (OH). Năm năm sau, lại phát hiện ra amôniac
(NH3), phân tử nước, một loại phân từ hữu cơ kết cấu phức tạp –
formaldehyde (H2CO). Kể từ đó, các loại kính viễn vọng bức xạ điện loại
lớn của nhiều quốc gia trên thế giới đổ xô vào công tác tìm kiếm phân tử
giữa các ngôi sao mới, đúng như một nhà thiên văn học từng nói: “Việc đài
thiên văn thảo luận phân tử trở thành mốt”. Những phát hiện này đã làm thay
đổi một vài cách nhìn sai lệch của các nhà thiên văn xưa. Ví dụ, Nguyên
Tiên cho rằng mật độ vật chất trong không gian giữa các vì sao vô cùng thấp,
khó có thể hình thành hai phân tử của một nguyên tử, cho dù hình thành, do
tác dụng của tia hồng ngoại và tia bức xạ của vũ trụ rất dễ phân giải, tuổi thọ
của nó thấp.
Sự phát hiện của các phân tử giữa các vì sao được liệt vào một trong bốn
phát hiện hiện tượng thiên văn học lớn trong những năm 60 của thế kỷ XX,
cho đến tận ngày nay, con người đã phát hiện được hơn 60 loại phân tử giữa
các vì sao trong hệ Ngân hà. Trong quá trình nghiên cứu vật lý và hoá học
của các phân tử giữa các vì sao đã giành được những tri thức mà trên Trái
đất không có cách nào có được, đưa ra một thông tin hữu ích cho nghiên cứu
các vấn đề quan trọng của thiên văn học.
Trong hệ Mặt trời, hệ Ngân hà và trong các tinh hệ khác, đã phát hiện ra
phân tử oxy, phân tử nước và một vài phân tử hữu cơ. Trong các phân tử
giữa các vì sao đã phát hiện ra còn có Xyanogen hoá hiđro, formaldehyde
(H2CO), phân tử axêton alkyn, ba loại phân tử hữu cơ này là nguyên liệu
hợp thành axit amôni không thể thiếu. Do đó cho thấy, trong không gian vũ
trụ, rất có thể tồn tại axit amoni. Axit amoni là thành phẩn chủ yếu cấu thành
protein và axit nucleic, do vậy ở những nơi bên ngoài Trái đất cũng có thể
tồn tại các trạng thái sống muôn màu muôn vẻ.
Các ngôi sao trong quá trình hình thành vật chất giữa các vì sao và sự trở về
vật chất giữa các vì sao, có thể tiến hành nghiên cứu thông qua phân tích
đường phổ phân tử, kết quả của nócó thể làm căn cứ để tìm ra các hiện tượng
thiên văn khác. Tận dụng thăm dò kết cấu phân tử mây, mà còn có thể
nghiên cứu vận động kích thước lớn, hình thái và chất lượng đặc trưng phân
bố của hệ Ngân hag và tinh hệ ngoài hệ Ngân hà…
Nơi không gian giữa các vì sao dưới điều kiện cực đoan như siêu chân
không, nhiệt độ siêu thấp, siêu bức xạ, là “Phòng thực nghiệm” khó có được
để nghiên cứu các hiện tượng vật lý của nguyên tử và phân tử. Những nghiên

cứu của phân tử giữa các vì sao, rõ ràng là sẽ không ngừng thúc đẩy phát
triển thiên văn học, vật lý học, hoá học, sinh vật học và công nghệ không
gian.

Xếp hạng post
Bình luận (0 bình luận)

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 1.500.000
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc - 30x45cm - 176.000
Zalo BroCanvas
Zalo Tư Vấn
Gọi điện BroCanvas
Gọi điện
Nhắn tin BroCanvas
Nhắn tin
Khuyến mãi BroCanvas
Sale 50%
}