Ngày Giải phóng miền Nam là ngày bao nhiêu? Lịch sử, ý nghĩa

Lịch sử ngày 30 4

Ngày Giải phóng miền Nam đã chẳng còn xa lạ gì với mỗi người dân Việt Nam. Mỗi năm, chúng ta đều dành ra một ngày để chào mừng ngày trọng đại này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ lịch sử, hiểu về ý nghĩa của nó. Cùng BroCanvas.Tranhtreotuong tìm hiểu chi tiết về ngày lễ này trong bài viết dưới đây.

Ngày Giải phóng miền Nam
Ngày Giải phóng miền Nam

Ngày Giải phóng miền Nam là ngày bao nhiêu?

Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính là ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đây là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất cả 2 miền Nam Bắc, đưa dân tộc thoát khỏi ách cai trị của đế quốc thực dân. Do đó, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 30 tháng 4 hàng năm làm ngày kỷ niệm để cả dân tộc cùng ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng.

Không những vậy, ngày này còn trở thành một lời nhắc nhở mỗi người dân Việt, nhất là thế hệ trẻ phải tự hào, biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, thế hệ cha ông ta đã chiến đấu quên mình để mang lại sự độc lập, tự do, thống nhất cho dân tộc. Chúng ta càng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, vượt qua bối cảnh khó lường trong thời đại bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 hiện nay.

Mỗi người dân Việt cần phải tự giác, tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, đại đoàn kết. Có như vậy mới bảo vệ thành quả của thế hệ đi trước cũng như hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh đề ra.

Lịch sử ngày Giải phóng miền Nam

Lịch sử ngày 30 4
Lịch sử ngày 30 4

Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, khi nhận thấy tình hình chiến sự có lợi cho cuộc cách mạng giành lại độc lập dân tộc, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã lập ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tất cả cần tranh thủ thời cơ, đánh nhanh thắng nhanh, giảm thiệt hại về người và của cho nhân dân, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Sau sự thành công của các chiến dịch ở Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã quyết định tập trung lực lượng một cách nhanh chóng nhất để giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Không những vậy, để chuẩn bị cho ngày quan trọng này, quân ta đã tấn công Xuân Lộc, Phan Rang, những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.

Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức bắt đầu vào hồi 17 giờ, ngày 26 tháng 4. Lực lượng cách mạng của ta chia thành 5 cánh quân vượt qua các tuyến phòng thủ của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, tiến hành đánh chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thù.

Tới 10h45, ngày 30/4, bộ binh cùng đoàn xe tăng của ta đã tiến vào Dinh Độc Lập, bắt hết các Nội các tại Sài Gòn, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11h30, ngày 30/4, lá cờ cách mạng đã được tung bay phất phới trên Dinh Độc Lập. Một dấu hiệu cho sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam

Ý nghĩa lịch sử ngày 30 tháng 4
Ý nghĩa lịch sử ngày 30 tháng 4

Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975) là một mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự độc lập, kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội. Từ đây, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân sẽ tập trung sức lực cũng như trí tuệ để hàn gắn các vết thương do chiến tranh gây ra. Đồng thời tiến hành xây dựng cuộc sống mới, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, độc lập, tự do vừa dành được.

Đại thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 còn là một minh chứng hùng hồn cho trí tuệ, tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến đấu. Cũng như tinh thần quật khởi, bất khuất, tự cường của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù hùng mạnh, hung hãn nhất bấy giờ. Cái kết viên mãn cho cuộc chiến đấu oanh liệt giành độc lập tự do kéo dài 30 năm, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân trên dải đất hình chữ S.

Không chỉ có ý nghĩa sâu sắc riêng với nước ta, chiến thắng ngày 30/4/1975 của người dân Việt còn là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng trên thế giới. Nó góp phần thúc đẩy các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ của nhân dân trên toàn cầu. Chiến thắng này như một lời cổ vũ, động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống lại chủ nghĩa thực dân khắp năm châu.

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam

Kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam có rất nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực được tổ chức, chẳng hạn như:

Tổ chức meeting chào mừng kỷ niệm ngày 30/4

Tổ chức mít tinh chào mừng kỷ niệm ngày 30 4
Tổ chức mít tinh chào mừng kỷ niệm ngày 30 4

Đây là hoạt động phổ biến nhất, tổ chức rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Mục đích của tổ chức hoạt động mít tinh này nhằm:

  • Ôn lại truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
  • Nhắc lại trang sử hào hùng của đất nước.
  • Khơi dậy ý chí, tinh thần yêu nước của nhân dân.
  • Hướng tới mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp, phát triển hơn.

Viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ

Tổ chức viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ là hoạt động thường niên, diễn ra hàng năm vào mỗi dịp 30/4. Hoạt động này nhằm tưởng nhớ những người có công với đất nước, những người đã chiến đấu hy sinh cả tính mạng, sức trẻ của mình vì hòa bình dân tộc, tự do cho non sông.

Sau phút tưởng niệm, các đoàn tổ chức viếng thăm sẽ dâng hương tượng đài tưởng niệm. Rồi mọi người chia nhau đi thắp hương cho trên tất cả các phần mộ liệt sỹ để thể hiện lòng biết ơn các anh đã ngã xuống, đổ máu và nước mắt cho nền độc lập dân tộc hôm nay.

Thăm hỏi gia đình chính sách

Thăm hỏi gia đình chính sách
Thăm hỏi gia đình chính sách

Mỗi dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, các cấp lãnh đạo, cơ quan chính quyền địa phương lại tổ chức thăm hỏi các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Một hoạt động thường niên quan trọng với mục đích:

  • Động viên các gia đình chính sách, có công với cách mạng.
  • Cảm ơn những đóng góp, sự hy sinh của các đồng chí, mất mát của gia đình để có được sự độc lập cho đất nước.
  • Thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của các cán bộ Đảng viên, lãnh đạo các cấp.

Tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ

Văn nghệ, món ăn tinh thần đem tới nhiều cung bậc cảm xúc không thể thiếu trong dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam. Các hoạt động giao lưu văn nghệ thường thấy như thi diễn kịch, thi văn nghệ hát múa, thi tìm hiểu lịch sử ngày truyền thống 30/4, tổ chức nghệ thuật quần chúng, kể chuyện.

Các hoạt động giao lưu văn nghệ này thường diễn ra vô cùng sôi nổi. Nội dung phong phú, đa dạng thu hút nhiều lứa tuổi tham gia, từ trẻ em cho tới thanh niên, người lớn tuổi.

Tổ chức hoạt động, chương trình thể dục thể thao

Tổ chức hoạt động thể dục thể thao chào mừng 30 4
Tổ chức hoạt động thể dục thể thao chào mừng 30 4

Trong vài năm trở lại đây, thực hiện theo chủ trường “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hàng loạt các hoạt động thể dục thể thao đã được triển khai sâu rộng trên cả nước. Vào dịp kỷ niệm 30/4, chúng ta thường thấy tổ chức thi bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, thi đồng diễn,…..

Những hoạt động đó không chỉ giúp rèn luyện, nâng cao sức khỏe mà còn giúp giải tỏa đi những căng thẳng, mệt mỏi sau giờ làm việc, học tập. Đồng thời, chúng còn mang ý nghĩa tinh thần bất diệt, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Trên đây, bài viết Brocanvas đã tìm hiểu và cập nhật thông tin cung cấp cho bạn những thông tin về ngày Giải phóng miền Nam. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ trọng đại này của dân tộc.

Bình luận (0 bình luận)

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 1.500.000
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc - 30x45cm - 176.000
Zalo BroCanvas
Zalo Tư Vấn
Gọi điện BroCanvas
Gọi điện
Nhắn tin BroCanvas
Nhắn tin
Khuyến mãi BroCanvas
Sale 50%