Lễ Vu Lan Báo Hiếu Là Gì
Đã là người Việt Nam thì chắc chắn ai cũng biết đến ngày Lễ Vu Lan, và cũng từng ít nhất một lần đến chùa tham dự ngày đại lễ này. Hằng năm, tất cả các chùa dù là lớn hay nhỏ đều sẽ tổ chức Lễ Vu Lan, bởi đối với các tăng ni thì đây chính là một ngày lễ lớn.

Đại Lễ Vu Lan sẽ được diễn ra vào ngày Rằm tháng Bảy Âm Lịch hằng năm và ngày lễ năm nay sẽ rơi vào ngày 22/8/2021 dương lịch (15/7/2021 âm lịch). Ngày này còn được gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung Nguyên của người Hán và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.

Nguồn Cội Của Lễ Vu Lan Báo Hiếu
Lễ vu lan báo hiếu bắt đầu từ truyền thuyết Bồ tát Mục Kiền Liên được đức phật chỉ bảo đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 hàng năm là để tưởng nhớ công ơn cha mẹ đã có công nuôi dưỡng.

Truyền Thuyết Bồ Tát Mục Kiền Liên Cứu Mẹ
Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, để tưởng nhớ và muốn biết mẹ bây giờ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp thế gian để tìm. Thấy mẹ mình vì gây nhiều tội ác mà phải sanh làm ngạ quỷ, thân thể bà tiều tụy vì đói khát, ông đã đi khất thực đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm đi không co các cô hồn khác đến tránh cướp, vì vậy khi đưa bát cơm lên đến miệng thì bị hóa thành than hồng.

Mục Kiền Liên quay về tìm Phật hỏi các cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông được đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của các chư tăng khắp mười phương mới cầu mong cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh các chư tăng, hãy sắm lễ cúng vào ngày đó”, Nghe theo lời Đức Phật ngài đã thành công giải thoát cho mẹ mình.
Từ đó, ngày Lễ Vu Lan được ra đời. Trong một số nước Á Đông, ngày này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, để tỏ lòng báo hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát.
Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu
Từ Truyền thuyết trên, ngày Lễ Vu Lan được ra đời. Trong một số nước Á Đông, ngày này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, để tỏ lòng báo hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Ở Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức bông hồng cài áo. Đây là nghi thức khởi xướng bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn sách “Bông Hồng Cài Áo”.

Những bông hồng đỏ thắm dành cho những ai may mắn còn cha mẹ
Những bông hồng trắng dành cho những ai cha mẹ đã đi vào cõi luân hồi
Các tu sĩ phổ độ chúng sinh, họ cài bông hồng màu vàng để thể hiện lý tưởng cao quý. Bông hồng được xem là vua các loài hoa, là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý, ngát hương. Bông hồng cài trên ngực áo thể hiện những tình cảm tốt đẹp nhất, thiêng liêng nhất của người con dành cho cha mẹ mình.
Lễ Vu Lan Báo Hiếu Chúng Ta Cần Làm Gì
Thể hiện lòng nhân từ đối với tất cả chúng sinh thông qua nghi thức phóng sinh
Ăn chay, niệm phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ
Đến chùa thắp hương cầu nguyện, nghe các vị trụ trì thuyết giảng giáo lý

Chuẩn bị mâm cơm tươm tất tại nhà để dâng lên Thần Phật, gia tiên để tỏ lòng thành kính và báo hiếu.
Tham dự Lễ Vu Lan và cài hoa lên ngực áo để tưởng nhớ công ơn lớn lao của đấng sinh thành. Nếu còn cha mẹ, ta hãy luôn trân trọng những giây phút được ở bên không chỉ là ngày Vu Lan mà suốt cả cuộc đời. Hãy trân quý, sống làm sao cho cha mẹ cảm thấy vui vẻ nhất. Trong ngày Vu Lan, người con có thể tặng món quà nhỏ cho cha mẹ mình.