Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc lịch sử của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Từ ngàn đời nay, Đền Hùng luôn được coi là cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Với những người con mang trong mình dòng máu Việt, cứ đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì mọi người lại tề tụ về đây để dâng hương tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Ngày Giỗ Tổ được biết đến là ngày hội truyền thống nhằm nhớ ơn công xây dựng và phát triển của các vua Hùng. Ngày lễ này thường được tổ chức tại Phú Thọ vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Sau đây hãy cùng Brocanvas.tranhtreotuong chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc của ngày giỗ tổ 10/3.

Nguồn gốc và lịch sử chính xác của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Để hiểu rõ về lịch sử của ngày Giỗ Tổ thì mọi người cần tìm hiểu từ giai đoạn trước truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Theo như ông cha ta kể lại, thời gian lập quốc đầu tiên của nước ta chính là năm 2879 trước Công nguyên với vua Kinh Dương Vương.

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nhớ công của Tổ Phụ, Tổ mẫu Hùng Vương
Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nhớ công của Tổ Phụ, Tổ mẫu Hùng Vương

Trong thời này, Kinh Dương Vương đã cưới Long Nữ và sinh ra Lạc Long Quân. Sau đó, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra 100 người con. Con trai trưởng của hai người được truyền ngôi lại và lấy niên hiệu là Hùng Vương. Do đó, Giỗ Tổ ở đây chính là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Lễ Giỗ Tổ được thành lập nhằm ghi nhớ công ơn khai quốc của các Tổ Phụ, Tổ Mẫu của vua Hùng và Hùng Vương.

Theo tài liệu sử sách ghi lại, hình thức sơ khai của lễ giỗ này xuất hiện cách đây khoảng 2000 năm trước. Dưới thời đại Thục Phán – An Dương Vương, trên cột đá tại núi Nghĩa Lĩnh đã ghi lại lời thề gìn giữ giang sơn được thành lập của Hùng Vương. Cùng với đó, suốt dọc ngàn năm lịch sử, các vị vua trong thời phong kiến của Việt nam đều xác lập ngọc phả về triều đại vua Hùng và khẳng định công ơn lập quốc của Hùng Vương đối với non sông đất nước ta.

Ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có vai trò quan trọng trong tâm thức của dân tộc Việt Nam từ xa xưa. Điều này được thể hiện trong bản ngọc phả trong thời Trần, vào năm 1470 và 1601 hai vị vua gồm Lê Thánh Tông và Lê Kính Tông đều sao chép đóng dấu đặt ở Đền Hùng.
Trong bản ghi khẳng định, các thời đại trước nhà Hậu Lê như nhà Triệu, thời Lê, nhà Lý hay thời đại nhà Trần đều giao quyền quản lý Đền Hùng cho người dân. Người dân nơi đây có nhiệm vụ trông nom, chăm sóc và tổ chức cúng bái, ngày lễ Giỗ Tổ vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ được miễn thuế 500 mẫu ruộng và không phải đóng sưu hay đi lính.

Các triều đại phong kiến luôn quan tâm với quốc tế
Các triều đại phong kiến luôn quan tâm với quốc tế

Vào thời đại nhà Nguyễn năm thứ 2 Khải Định 1917, Tuần phủ Lê Trung Ngọc của Phú Thọ đã đề xuất ngày lễ vào 10 tháng 3 trở thành Quốc tế (quốc giỗ). Điều này được xác nhận trong bia đá do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn lập và đặt tại Đền Thượng vào năm 1940 (năm Bảo Đại thứ 15).

Nội dung được ghi trong tấm bia Hùng Vương là: Thời kỳ trước năm Khải Định ngày Quốc tế thường được làm định kỳ vào mùa thu. Nhưng đến năm Khải Định thứ 2 tức năm 1917, Tuần phủ của Phú Thọ đã xin bộ Lễ ấn định vào âm lịch mùng 10 tháng 3 trở thành lễ Quốc tế chính thức. Từ đây, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được hợp thức hóa bằng pháp luật vào ngày 10/3 hàng năm.

Đến giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm, chú trọng đến Đền Hùng. Các lãnh đạo cấp cao như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm viếng nơi đây. Bên cạnh đó, kế thừa truyền thống uống nước nhớ nguồn của ông cha ta thì Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh cho công chức nghỉ lễ mùng 10 tháng 3 nhằm tham gia cúng viếng, hoạt động của lễ Giỗ Tổ. Sắc lệnh này của Chủ tịch nước được ký vào ngày 18 tháng 2 năm 1946.

Năm thành lập Chính phủ mới đầu tiên 1946, cụ Huỳnh thúc Kháng đã dâng bản đồ lãnh thổ Việt Nam và một thanh gươm quý giá tại Đền Hùng. Điều này nhằm báo với Tổ tiên về tình hình đất nước và cầu mong sự phù hộ của Tổ tiên đối với dân tộc Việt Nam.

Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chú trọng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chú trọng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Vào năm 1995, Ban Bí Thư đã thông báo Giỗ Tổ Hùng là một ngày lễ lớn, quan trọng trong năm của đất nước ta. Bộ Văn hoá Thông tin sẽ phối hợp làm việc cùng các ngành chức năng khác tổ chức lễ hội Đền Hùng trong thời gian 10 ngày từ mùng 1 đến mùng 10 của tháng 3 âm lịch.

Tại Nghị định số 82 của Chính Phủ vào năm 2001 đã có quy định cụ thể, chi tiết về quy mô của ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Nội dung cụ thể như sau:

“Năm tròn” là năm kỷ niệm với chữ số cuối là “5” cùng với “năm chẵn” là năm kỷ niệm với chữ số cuối cùng là “0”: Cơ quan Trung Ương cùng bộ Văn hoá và chính quyền địa phương sẽ tiến hành tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo của các cơ quan Trung Ương và đoàn thể sẽ đến tham dự lễ và dâng hương cúng bái.

Còn “năm lẻ” là năm kỷ niệm với các chữ số cuối khác “0” và “5”: Đơn vị thực hiện tổ chức lễ hội sẽ là Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ. Trong những năm này, chỉ cần mời lãnh đạo của Bộ Văn hoá đến tham gia ngày lễ và dâng hương.

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2007, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn điều luật 73 của Luật Lao động. Trong quy định này, người lao động sẽ được nghỉ làm và giữ nguyên lương vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3. Kể từ thời điểm này, ngày 10 tháng 3 âm lịch đã trở thành quốc lễ vô cùng quan trọng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Vào năm 2012, UNESCO đã công nhận ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là di sản phi vật thể của nhân loại. Ngày lễ này là biểu tượng cho truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Đền Hùng được UNESCO công nhận vào 2012
Lễ hội Đền Hùng được UNESCO công nhận vào 2012

Ý nghĩa thiêng liêng của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Bạn có bao giờ nghĩ tại sao ông cha ta lại lựa chọn ngày 10 tháng 3 trở thành ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chứ không phải ngày khác? Thực chất, con số 10, 3 có ý nghĩa đặc biệt. Theo Dịch học, số 3 của tháng 3 lễ giỗ tổ chính là con số của Địa chi còn số 10 của ngày 10 là con số của Thiên can.

Theo lịch nhà Hạ, tháng ba âm lịch biểu tượng cho tháng thìn hay còn gọi là con rộng. Từ thìn trong hoa ngữ được phát âm là Lung còn âm Hán Việt gọi là Long. Âm Lung và Long là đồng âm của từ Lang. Do đó, số 3 trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ám chỉ là lang tượng trưng cho nhà vua.

Số 10 trong Thiên can là can Kỷ và Kỷ cũng có thể hiểu là Kỵ. Ngày Kỵ thời xưa còn có nghĩa là ngày Giỗ. Ghép số 3 và số 10 dựa trên Địa chi và Thiên can thì mùng 10 tháng 3 được giải nghĩa là Kỵ Long, ý chỉ Giỗ Vua. Như vậy, theo Dịch học thì con số 10/3 âm lịch chính là ngày giỗ của vua tổ và đây cũng chính là ngày lên ngôi của vua Hùng đầu tiên.

Con số ngày 10 tháng 3 biểu tượng cho Giỗ Vua
Con số ngày 10 tháng 3 biểu tượng cho Giỗ Vua

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ dân tộc có ý nghĩa đặc biệt với Việt Nam. Ngày lễ này không chỉ đề cao niềm tự hào văn hoá của đất nước mà còn là thời điểm nhắc nhở mọi người phải tìm hiểu kỹ lưỡng về nguồn cội của tổ tiên. Từ đó, mỗi người dân Việt Nam đều nên rèn luyện bản thân để phục vụ công cuộc phát triển nước nhà. Làm được như vậy thì chúng ta mới không phụ công lập quốc và giữ gìn độc lập của tổ tiên.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn là dịp để người dân Việt Nam cùng nhìn lại những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Đất nước phát triển như ngày nay không thể bỏ qua công lao dựng nước của vua Hùng và thành quả giữ nước của anh hùng dân tộc.

Do đó, chúng ta luôn phải tự hào về dòng máu con rồng cháu tiên và lịch sử xây dựng đất nước từ ngàn đời nay của ông cha ta. Công dân Việt Nam phải luôn ghi nhớ công ơn to lớn của những bậc cha ông đi trước. Bên cạnh đó, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng là dịp để gia đình sum họp, tham gia dâng hương tổ lòng kính trọng với tổ tiên.

Giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa đặc biệt trong lòng người dân Việt Nam
Giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa đặc biệt trong lòng người dân Việt Nam

Lễ hội văn hóa trong ngày Giỗ Tổ

Giỗ Tổ Hùng Vương hay lễ hội Đền Hùng được tổ chức thường niên vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, lễ hội này được diễn ra từ nhiều ngày trước đó với những phong tục tập quán nổi tiếng. Cụ thể như: tập tục đánh trống đồng của người dân tộc Mường, lễ dâng hương tưởng nhớ các vị vua Hùng. Đến ngày lễ chính thức mùng 10 tháng 3 sẽ có lễ rước kiệu và lễ hành hương tại đền Thượng.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được Nhà nước Việt Nam tổ chức thành quốc lễ lớn vào những năm chẵn hoặc năm tròn. Trong thời gian ngày lễ diễn ra, có hai lễ chính thức được cử hành vào đúng ngày 10 tháng 3 tại Đền Hùng, Phú Thọ:

Lễ rước kiệu vua: Trong lễ này có sự tham gia của đám rước kiệu với màu sắc rực rỡ của lá cờ, hoa, kiệu và trang phục lễ tế truyền thống. Đám rước sẽ bắt đầu đi từ dưới chân núi Hùng rồi đi qua các đền cuối cùng là đến đền Thượng – nơi dâng hương.

Lễ dâng hương: Hành hương là một phong tục quen thuộc trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam. Mỗi người đến Đền Hùng đều muốn thắp nén hương tại đây. Hành động này nhằm mục đích gửi tâm niệm của bản thân đến với bậc cha ông dân tộc.

Lễ hội Đền Hùng thường niên
Lễ hội Đền Hùng thường niên

Bên cạnh lễ thì phần hội diễn ra nhiều trò chơi dân gian đa dạng nhằm mang đến không khí vui mừng, hạnh phúc cho mọi người. Một số trò được tổ chức như thi hát xoan, thi kéo co, thi vật hoặc đua bơi trải. Những cuộc thi này đều là phong tục tập quán quen thuộc của người dân Phú Thọ.

Về trang phục lễ tế, các bộ lễ phục sử dụng trong lễ hành hương thường được thiết kế độc đáo mang nhiều nét văn hoá dân tộc Việt Nam. Mẫu lễ phục được may theo mẫu của hoạ sĩ thuộc Viện mẫu thời trang Fadin Ngô Thu Nga. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá các bộ trang phục này chưa thể hiện được nét đẹp truyền thống.

Như vậy, Brocanavs chúng tôi đã cung cấp thông tin cụ thể về nguồn gốc, ý nghĩa và các lễ hội trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Hy vọng qua đây mọi người đã hiểu rõ hơn về ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0 bình luận)

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 1.500.000
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc - 30x45cm - 154.000