Lần trước mình có so sánh về việc Marketing và Product, cái nào quan trọng hơn, có nhiều bạn phản biện rằng marketing không quan trọng bằng Product, nhưng có lẽ trước khi nói cái nào quan trọng hơn, các bạn phải thực sự hiểu Product Marketing là gì đã, tớ tin rằng Product Marketing không phải là khái niệm mà các bạn được học ở trường hay kinh nghiệm marketing có được ở các doanh nghiệp truyền thống,
Startup chúng tớ nấu món này khác lắm, kiểu giống như ăn giả cầy, có mùi riềng sả nhưng lại là thịt lợn.
Có lẽ đây cũng là món lạ nhất mà tớ được ăn trong hơn 10 năm làm #startup.
Trước hết, trong Product Marketing: Kiến thức về Product quan trọng hơn là Marketing
Tháng trước, mình quyết định cho nghỉ việc 2 bạn làm về Marketing của Team DesignBold: cả 2 bạn đều rất giỏi, một bạn người Mỹ hẳn hoi, viết lách siêu tốt, một bạn thì có rất nhiều kinh nghiệm làm với các brand lớn, lương cao ngất ngưởng, nhưng cả 2 đều thất bại, lý do là không chịu tìm hiểu về Product, không lĩnh hội được Tế Bào Gốc của Product. Làm PM mà không nắm rõ Produt thì, nói hơi quá nhưng nó chẳng khác gì: Cần cù + Thiếu hiểu biết = Phá hoại
Product Marketing là quá trình tạo #Sự_phụ_thuộc
Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới chỉ có Drug và Product (phần mềm nói chung) thì khách hàng được nâng tầm thành User. Người ta gọi là Drug User hay Facebook User chứ ko ai gọi là Customer cả. Ma túy và Product thành công khi nó tạo ra sự phụ thuộc. Khi tạo ra được 1 tập người dùng trung thành đến mức họ dám đứng ra để bênh vực cho mình, đấy là đỉnh cao của Product Marketing. Khái niệm này ít thấy ở Marketing truyền thống.
Thình thoảng phải có những User kêu lên kiểu Why I am Angry như thế này thì mới thích này :))
Marketing truyền thống là quá trình đáp ứng nhu cầu sẵn có. Product Marketing là quá trình tạo ra nhu cầu.
Thực ra đây là yêu cầu của bất kỳ một vị trí nào trong một team khởi nghiệp “có sản phẩm” – Nhưng nó được thể hiện rất rõ trong vai trò Marketing. Tớ nhắc lại là “vai trò” không phải là bộ phận nhé, khởi nghiệp dù ở Vị trí nào thì cũng đều phải nhập vai làm nhiệm vụ này cả. Tớ lấy ví dụ khi làm Marketing cho ngày Quốc Khánh Mỹ hôm nay, để có thể cá nhân hóa được thư gửi tới khách hàng, team kỹ thuật phải tách được tập user có quốc tịch US, look up vào FB profile để biết là He or She. Team content phải chuẩn bị các layout cho Independence Day từ cách đây 2 tuần. Như vậy team Marketing mới có thể gửi thư chúc mừng quốc khánh được, rất tỉ mỉ và cầu kỳ.
VinHomes làm marketing tốt vì nhu cầu nhà ở ai cũng cần, và họ tập trung vào Marketing thương hiệu, kiểu đẳng cấp thì phải về ở Royal như anh Nguyen Khanh Trinh vẫn hay rủ mình về ở cùng. Ai chẳng có nhu cầu ở, ông nào dành được sự chú ý nhiều hơn của khách hàng thì winner thôi.
Còn Marketing sản phẩm như Edoctor của anh Nguyen Dangcong khoai hơn nhiều. Đan mạch đang đau bụng mà phải dùng smartphone lên cài eDoctor xong, mạng mà chậm thì kiểu gì cũng bị đùn. Vậy nên Vicare làm 1 chiến dịch “landing page miễn phí” cho các Phòng khám trên hệ thống, rồi bán gói Marketing 10 -30 triệu, Vicare đã rất thông mình khi lấy tiến đó chạy Ads đổ về landing page của phòng khám trên Vicare: Phòng khám cơ đơn hàng, Vicare có traffic.
Chiến thuật “lấy mỡ nó rán nó” thành công, sau hơn 1 năm Vicare có traffic 2M views/tháng trở thành Portal số 1 về đau bụng và ía chảy :)) Các bạn nên học chiêu này của cao thủ Pham Anh Duc
PS: Hiện có hơn 4000 lượt tư vấn về đau bụng từ các bác sĩ đầu nghanh trên Vicare
(Hỏi ngu: Đau bụng thì đi ị, sao phải hỏi nhiều thế hả giời)
Như vậy Vicare tạo ra nhu cầu là khi booking phòng khám, user lên trang tin phòng khám đó để đặt lịch (theo yêu cầu của phòng khám). Hẳn là 1 quá trình tạo ra nhu cầu hoàn hảo.
Bài học: có 1 số 1 số web/app đặt lịch khám bác sĩ gần giống mô hình Vicare tự….giải tán vì quá trình tạo ra nhu cầu đã không được đầu tư một cách bài bản.
Có thể bóc (không phải phốt) một ví dụ nữa là TOONG coworking space UP Co-working Space của cái soái ca Duong Do Namster Do hot gơn Giang Dang và Topica Founder Institute của sếp Quang Mai Duy & Pham Minh Tuan.
Để bán được chỗ ngồi và khóa học khởi nghiệp, thì Toong/UP/Topica tạo ra cả hàng nghìn Startup Event, thế là tự dưng mấy ông lập trình nhà mình đang yên đang lành tưởng làm #startup dễ, một ngày đẹp trời nghỉ việc xin ra Coworking Space ngồi khởi nghiệp. Đã thế Quang Mai Duy lại thu mất $500 tiền học phí học FI >> Vợ con lại hoang mang
Hậu quả: mất việc, bị mấy anh #phù_thủy_startup biến thành User một cách “ngọt ngào và êm ái”
Kết luận: Thực ra nhu cầu thuê chỗ ngồi không nhiều, nhưng UP và Toong đã biến hóa nhiều kiểu để tạo ra nhu cầu đó <– quá vi diệu ???
Marketing đi từ phía khách hàng, Product Marketing đi từ phía sản phẩm
Marketing khóa học là điển hình kiểu marketing từ khách hàng: các “Thánh khóa học làm giàu” hay đánh vào “nỗi đau” muốn làm giàu của các bạn trẻ. Tôi quỳ các ngài, đừng mị dân bọn trẻ bằng mấy chiêu khốn nạn này nữa. 95% những đứa đi học xong vẫn nghèo, những đứa giàu thì tư duy lúc nào của nó cũng là học rồi, như tui đây chưa giàu nhưng sáng-trưa-chiều tối tui vẫn luôn tự hoàn thiện bản thân bằng cách học. Những thằng học giỏi nó ít cần thằng khác dạy lắm, vì nó sẽ tự theo học.
Ngược lại, FB hồi xưa ra cái NewsFeed, pà kon kêu la thảm thiết, thế rồi cả team nó viết blog, Mark đưa luôn các than phiền đó lên Feed của users, dân tình nhảy bổ vào comment, thế là marketing luôn cái Newsfeed thần thánh mà các thím đang dùng để đọc cái status này ???
Marketing sản phấm khó hơn ở chỗ là phải bán được cho cả những thằng không thích sản phẩm.
Bí quyết:
Muốn có Fan thì phải có Anti Fan, không có Tùng Sơn thì M-TP sẽ không nổi như bây giờ. Tùng sơn được dựng nên bời Ekip của Sơn Tùng để bán các sản phẩm như Em của ngày hôm qua, Lạc Trôi? Có phải vậy không Phan Dung ?
Kết luận: Nếu thằng nào cũng chê thì không ổn, nhưng thằng nào cũng khen thì rất nguy hiểm nha. Ngày xưa DesignBold ra có nhiều người chê lắm, làm marketing sản phẩm cũng khó như làm sản phẩm vậy, phải có bản lĩnh, và bán hàng cho cả anti fan :))
Đến bây giờ tại sao các bạn hiểu tại sao mình đặt tiêu đề bài viết là Product Marketing – Ma túy và Nghệ sĩ rồi chứ…
#vietnamstartup
Nguồn: Hung Dinh – Quản Trị Và Khởi Nghiệp