Những thí nghiệm “đẹp nhất” trong lịch sử

Trả Lời: 

Những thí nghiệm khoa học hiện nay thường phức tạp, chỉ có thể thực
hiện bởi một nhóm nghiên cứu, với chi phí lên tới hàng triệu USD. Tuy
nhiên, khi được hỏi về thí nghiệm “đẹp nhất” trong lịch sử khoa học, người
ta lại tôn sùng các ý tưởng đơn giản.

Mới đây, tiến sĩ Robert Crease, thuộc khoa triết của Đại học NewYork
(Mỹ), đã làm một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà khoa học về “thí nghiệm
đẹp nhất trong lịch sử”. Kết quả, không phải những thí nghiệm hiện đại và
phức tạp (về phân tích gene, về hạt hạ nguyên tử hay đo ánh sáng của các
ngôi sao xa…) được chọn là “đẹp nhất”, mà chính là những thí nghiệm đơn
giản như đo chu vi Trái đất, tán xạ ánh sáng, vật rơi tự do., được người ta
yêu thích hơn cả. Vẻ đẹp này có một ý nghĩa rất cổ điển: mô hình thí nghiệm
đơn giản, logic đơn giản, nhưng kết quả đạt được lại rất lớn.
Dưới đây là thứ tự các thí nghiệm được xem là “đẹp nhất” (xếp theo thứ tự
thời gian).
Thí nghiệm đo đường kính Trái đất của Erasthenes
Vào một ngày hạ chí cách đây khoảng 2300 năm, tại thành phố Awan
của Ai Cập, Erasthenes đã xác định được thời điểm mà ánh sáng Mặt trời
chiếu thẳng đứng xuống bề mặt đất. Có nghĩa là bóng của một chiếc cọc
thẳng đứng trùng khớp với thân cọc.
Cùng thời điểm đó năm sau, ông đã đo bóng của một chiếc cọc đặt ở
Alexandria (Hy Lạp), và phát hiện ra rằng, ánh sáng Mặt trời nghiêng 7 độ
so với phương thẳng đứng. Giả định rằng Trái đất là hình cẩu, thì chu vi của
nó tương ứng với một góc 360 độ. Nếu hai thành phố (Awan và Alexandria)
cách nhau một góc 7 độ, thì góc đó phải tương ứng với khoảng cách giữa hai
thành phố ấy (với giả định rằng cả hai thành phố cùng nằm trên đường xích
đạo). Dựa vào mối liên hệ này, Erasthenes đã tính ra chu vi Trái đất là
250.000 stadia. Đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác 1 stadia theo
chuẩn Hy Lạp là bao nhiêu mét (có thể là chiều dài của một sân vận động?),
nên chưa thể có kết luận về độ chính xác trong thí nghiệm của Erasthenes.
Tuy nhiên, phương pháp của ông hoàn toàn hợp lý về mặt logic. Nó cho
thấy, Erasthenes không những đã biết Trái đất hình cẩu, mà còn hiểu về
chuyển động của nó quanh Mặt trời.
Thí nghiệm về vật rơi tự do của Galilei
Cuối thế kỷ XVI, người ta đều tin rằng, vật thể nặng đều rơi nhanh hơn vật
thể nhẹ. Lý do là Aristotle đã nói như vậy, và quan điểm đó được Nhà thờ
công nhận
Tuy nhiên Galileo Galilei, một thẩy giáo dạy toán ở Đại học Pisa (Italy)
lại tin vào điều khác hẳn. Thí nghiệm về vật rơi tự do của ông đã trở thành
câu chuyện kinh điển trong khoa học: Ông đã leo lên tháp nghiêng Pisa để
thả các vật có khối lượng khác nhau xuống đất, và rút ra kết luận là chúng
rơi với tốc độ như nhau! (tất nhiên phải bỏ qua sức cản của không khí). Vì
kết luận này mà ông đã bị đuổi việc. Ông trở thành tấm gương sáng cho các
nhà nghiên cứu sau này, vì đã chỉ ra rằng: Người ta chỉ có thể rút ra kiến
thức khoa học từ các quy luật khách quan của thiên nhiên, chứ không phải từ
niềm tin.

Thí nghiệm về các viên bi lăn trên mặt dốc của Galilei
Một lẩn nữa, Galileo Galileilại có một thí nghiệm được lọt vào “Top 10
thí nghiệm đẹp nhất”. Để kiểm chứng một đại lượng gọi là gia tốc, Galileiđã
thiết kế một tấm ván dài 5,5 mét, rộng 0,22 mét. Sau đó, ông cho xẻ một
rãnh ở giữa tấm ván…
Galilei dựng tấm ván dốc xuống, rồi thả các viên bi đồng theo rãnh. Sau
đó, ông dùng một chiếc đồng hồ nước để đo thời gian mà viên bi di chuyển
trên một quãng đường nhất định (Galileiđã đo đường đi của viên bi và cân số
nước do đồng hồ nhỏ ra để suy ra tỷ lệ giữa đường đi và thời gian di chuyển
của vật thể).
Galileikhám phá ra rằng, càng xuống chân dốc, viên bi chạy càng nhanh:
Quãng đường đi tỷ lệ thuận với bình phương của thời gian di chuyển. Lý do
là viên bi luôn chịu tác dụng của một gia tốc (gây ra bởi lực hút của Trái
đất). Đó chính là gia tốc tự do (g = 9,8 m/s2).
Newtonđã chứng minh rằng, ánh sáng trắng bị phân tán thành nhiều màu khi
đi qua lăng kính.
Trước Newton, người ta vẫn cho rằng ánh sáng là một thể tinh khiết,
không thể phân tách (lại Aristotle!). Tuy nhiên, Newtonđã chỉ ra sai lẩm này,
khi ông dùng lăng kính để tách ánh sáng Mặt trời ra các màu khác nhau rồi
chiếu lên tường.
Thí nghiệm của Newtoncho thấy, ánh sáng trắng không hề “nguyên chất”
mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng,
xanh lá cây, xanh nước biển, chàm, tím.
Thí nghiệm về “sợi dây xoắn” của Cavendish
Chúng ta đều biết rằng Newtonlà người tìm ra lực hấp dẫn. Ông đã chỉ ra
rằng, hai vật luôn hút nhau bằng một lực tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ
nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Tuy nhiên, làm sao để chỉ
cho người khác thấy lực hấp dẫn bằng thí nghiệm (bởi vì nó quá yếu)?
Cuối thế kỷ 18, nhà khoa học người Anh HenryCanvadish đã làm một thí
nghiệm tinh xảo như sau: Ông cho gắn hai viên bi kim loại vào hai đẩu của
một thanh gỗ, rồi dùng một sợi dây mảnh treo cả hệ thống lên, sao cho thanh
gỗ nằm ngang. Sau đó, Cavendishđã dùng hai quả cẩu chì, mỗi quả nặng 170
kg, tịnh tiến lại gẩn hai viên bi ở hai đẩu gậy. Theo giả thuyết, lực hấp dẫn
do hai quả cẩu chỉ tác dụng vào hai viên bi sẽ làm cho cây gậy quay một góc
nhỏ, và sợi dây sẽ bị xoắn một vài đoạn.
Kết quả, thí nghiệm của Canvadish được xây dựng tinh vi đến mức, nó
phản ánh gẩn như chính xác giá trị của lực hấp dẫn. Ông cũng tính ra được
một hằng số hấp dẫn gẩn đúng với hằng số mà chúng ta biết hiện nay. Thậm
chí Canvadish còn sử dụng nguyên lý thí nghiệm này để tính ra được khối
lượng của Trái đất là 60 x 1020 kg.
Thí nghiệm về sự giao thoa ánh sáng của Young

Nhiều năm liền, Newtonđã dẫn các nhà khoa học vào một con đường sai
lẩm khi ông cho rằng ánh sáng được cấu thành từ hạt chứ không phải là
sóng. Tuy nhiên, năm 1803, nhà vật lý người Anh Thomas Youngđã phản
bác được quan điểm của Newtonbằng thí nghiệm sau:
Young khoét một lỗ ở cửa kính, rồi che lại bằng một miếng giấy dày, có
châm một lỗ nhỏ như đẩu kim. Sau đó, Youngdùng một tấm gương để làm
chệch hưởng đi của tia sáng mảnh rọi qua lỗ nhỏ của miếng giấy. Tiếp theo,
ông dùng một mảnh bìa cực mảnh (cỡ 0,1 milimet) đặt vào giữa tia sáng để
tách nó ra làm hai. Khi hai tia sáng này chiếu lên tường, Youngnhận thấy có
các điểm sáng và điểm tối đan xen với nhau. Đây rõ ràng là hiện tượng giao
thoa của ánh sáng (điểm sáng là nơi hai đỉnh sóng giao nhau, còn điểm tối là
nơi một đỉnh sóng giao thoa với một lũng sóng để triệt tiêu nhau). Như vậy,
ánh sáng phải có tính sóng.

Bình luận (0 bình luận)

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 1.500.000
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc - 30x45cm - 176.000
Zalo BroCanvas
Zalo Tư Vấn
Gọi điện BroCanvas
Gọi điện
Nhắn tin BroCanvas
Nhắn tin
Khuyến mãi BroCanvas
Sale 50%