Họa sĩ Lê Phổ – danh họa tiêu biểu của Việt Nam nổi tiếng thế giới

Họa sĩ Lê Phổ được xem là họa sĩ bậc thầy theo trường phái Hậu Ấn Tượng của Việt Nam thời bấy giờ. Xuyên suốt sự nghiệp của ông, nhiều tác phẩm đắt giá ra đời, nhận được đánh giá cao của giới phê bình và sự đón nhận của công chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cũng như phong cách vẽ tranh và các tác phẩm tiêu biểu của ông. Mời các bạn cùng tham khảo.

Họa Sĩ Lê Phổ
Lê Phổ là danh họa người Việt tại Pháp với phong cách tranh ấn tượng

Tiểu sử của họa sĩ Lê Phổ

Họa sĩ Lê Phổ sinh vào ngày 02/08/1907 và mất ngày 12/12/2011, hưởng thọ 104 tuổi. Ông sinh và và lớn lên ở thôn Cự Lạc, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, nay thuộc Thanh Xuân – Hà Nội. Cha ông là quan đại thần Lê Hoan. Tuổi thơ của Lê Phổ không được hạnh phúc vì ông mồ côi mẹ từ lúc 3 tuổi và tiếp tục mất cha vào năm 8 tuổi.

Đến năm 1837, ông sang Pháp định cư và ở luôn tại đất nước này cho đến khi qua đời. Tại Pháp, ông nên duyên với một cô phóng viên người Pháp. Họ đã có một cuộc sống hôn nhân, một gia đình hạnh phúc, phần nào bù lại tuổi thơ bất hạnh cho ông.

Họa Sĩ Lê Phổ
Tranh ông luôn lấy phụ nữ làm linh hồn và hình ảnh chủ đạo

Chính vì tuổi thơ buồn đó đã hình thành nên tính cách nội tâm và sống trầm lặng của cố họa sĩ. Họa sĩ Lê Phổ có một dáng người cao và gầy, ít nói, mắt luôn nhìn xa vắng, giọng nói thanh tao, quần áo luôn chỉn chu và lịch sự. Với sự nhạy cảm, tinh tế của mình, cuộc đời ông dành để nhìn thấy những nét nghệ thuật trong cuộc sống, đưa nó vào những bức tranh và truyền tải nhiều thông điệp cho đời.

Con đường sự nghiệp của họa sĩ Lê Phổ

Con đường sự nghiệp của Lê Phổ bắt đầu vào năm 1925. Khi đó ông trúng tuyển vào trường Đại Học Mỹ Thuật Đông Dương. Ông trở thành một trong 10 sinh viên ưu tú được họa sĩ Victor Tardieu để ý. Giáo sư Victor Tardieu chính là thần tượng và cũng là người đã đặt nền móng, dìu dắt họa sĩ Lê Phổ bước lên con đường hội họa chuyên sâu sau này.

Họa Sĩ Lê Phổ
Họa sĩ Lê Phổ có nhiều bức tranh để đời trong sự nghiệp của mình

Năm 1929, họa sĩ Lê Phổ cũng những người bạn như Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ đã thực hiện một buổi triển lãm tranh tại Hà Nội. Đây là triển lãm đầu tiên của họa sĩ Lê Phổ. Năm 1932, ông quay lại đất nước này để du học. Một năm sau, ông trở về Việt Nam và trở thành giảng viên tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Cuối năm 1935, ông được mời ra Huế để vẽ chân dung Vua Bảo Đại, Nam Phương Hoàng Hậu. Họa sĩ Lê Phổ còn vẽ nhiều bức tranh cỡ lớn trang trí cho cung đình Huế.

Đến năm 1937 thì ông lại sang Paris để phụ trách gian hàng triển lãm nghệ thuật, tình yêu nét đẹp hoa mỹ của các trường phái nghệ thuật tại đất nước này đã thôi thúc ông định cư tại Pháp.

Từ đó về sau, cuộc đời ông đã rẽ sang một trang mới mà xuyên suốt trong đó là tinh thần cống hiến cho nền nghệ thuật hội họa thế giới không mệt mỏi. Cho đến khi ông từ trần, họa sĩ Lê Phổ đã đã lại rất nhiều những bức tranh có giá trị cao.

Phong cách vẽ tranh

Về phong cách vẽ tranh của họa sĩ Lê Phổ có thể được chia ra làm 2 giai đoạn chủ chốt. Từ việc vẽ tranh lụa, ông đã chuyển sang vẽ tranh sơn dầu. Từ việc vẽ tranh dè dặt và thận trọng, ông chuyển sang một hình thái phóng khoáng và thế tục hơn.

Tuy vậy thì cả 2 giai đoạn, họa sĩ Lê Phổ đều kết hợp rất tốt trường phái Đông Tây và kinh nghiệm thực tế, kiến thức chuyên sâu. Chúng ta cùng tìm hiểu vụ thể trong phần bên dưới.

Họa Sĩ Lê Phổ
Tranh ông giai đoạn 1 mang phong cách Trung hoa cổ điển

Giai đoạn 1934 – 1945

Giai đoạn đầu tiên đó là từ năm 1934 đến 1945, đây là thời kỳ họa sĩ Lê Phổ vẽ chủ yếu trên chất liệu tranh lụa. Phong cách tranh của ông mang nét cổ điển và ảnh hưởng bởi phong cách Trung Quốc. Ông thường xuyên sử dụng gam màu lạnh, đậm và nguyên chất để vẽ tranh. Những tác phẩm tiêu biểu của phong cách này là “Chim ngói” và “Thiếu phụ ngồi”.

Các đường nét được kết hợp một cách uyển chuyển và mềm mại, không gian phẳng lặng, nét bút tinh vi, lạnh lùng mong manh, thuần khiết và ẩn sau đó là phản ánh xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.

Những năm sau đó, Lê Phổ có sự trộn lẫn giữa phong cách hội họa Trung và Ý. Tranh của ông chuyên vẽ những phụ nữ trong phong cách Châu Âu đượm buồn, huyền bí bằng nét bút thanh tao và chuyên nghiệp. Cho đến những năm 1940 thì ông lại chuyển sang trường phái Hậu Ấn Tượng, bỏ qua mọi chuẩn mực của phái Cổ Điển.

Họa sĩ Lê Phổ bắt đầu vẽ những bức tranh về người phụ nữ bán khỏa thân và khỏa thân đầy táo bạo và nghệ thuật. Cho đến sau này, rất nhiều bức tranh phong cách ấn tượng này đã được người hâm mộ trả giá cao để sở hữu. Đến khi ông mất đi thì các bức tranh đó lại trở thành vật mà rất nhiều người tranh nhau giành lấy, đẩy mức giá cho tranh của ông lên đến những con số không tưởng.

Giai đoạn từ những năm 1950

Giai đoạn tiếp theo trong phong cách vẽ tranh của họa sĩ Lê Phổ bắt đầu từ những năm 1950. Thời kỳ này thế giới đang thịnh hành phong cách tranh sơn dầu lãng mạn. Họa sĩ cũng chuyển qua vẽ tranh sơn dầu nhưng vẫn giữ được những nét cá tính và đặc sắc riêng của tranh mình.

Ông được nhiều nhà phê bình đánh giá cao. Có thể nói xuyên suốt các tác phẩm của Lê Phổ, hình ảnh người phụ nữ luôn được lấy làm chủ đạo. Với đủ mọi sắc thái, cung bật tình cảm và phong cách.

Có lúc họ toát lên sự duyên dáng, nền nã, lịch thiệp. Có lúc họ lại biểu lộ ra sự quyến rũ và huyền bí. Bên cạnh đó thì thỉnh thoảng họa sĩ cũng có vẻ những bức tranh phong cảnh, hoa quả, tĩnh vật. Tất cả những bức tranh đó như được họa sĩ thổi hồn vào, trở nên sống động và đầy sắc thái.

Họa Sĩ Lê Phổ
Bức tranh nhìn từ đỉnh đồi được giới chuyên môn đánh giá cao

Cả cuộc đời của họa sĩ Lê Phổ đều dành cho hội họa, ông không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo. Ông bắt kịp thời đại nhưng không bỏ qua những chất riêng làm nên tên tuổi mình. Độ nổi tiếng của ông vì thế lan xa ra toàn thế giới.

Các tác phẩm tiêu biểu

Nhắc đến họa sĩ Lê Phổ, có lẽ rất nhiều tín đồ hội họa đều biết đến và hâm mộ vô cùng. Chỉ riêng việc ông vẽ tranh chân dung cho vợ chồng Vua Bảo Đại cũng đã là một niềm vinh hạnh vô cùng lớn. Trong cả cuộc đời, họa sĩ đã để lại nhiều tác phẩm quý giá và đặc biệt. Những tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến là:

  • Thiếu phụ trong vườn

  • Cho chim ăn

  • Mẹ và các con

  • Thiếu phụ

  • Kim Vân Kiều

  • Hoài Cố Hương

  • Bức màn màu tím

  • Nhìn từ đỉnh đồi

  • Khỏa thân

  • Kim Vân Kiều

  • Hoài Cố Hương 

  • Những chú chim”

  • Bức màn tím

  • Hái cây thuốc

  • Đi tắm

  • Hai chị em gái

  • Tĩnh vật với hoa quả

  • Nắng trong nhà

  • Nho và rượu vang

  • Chân dung một cậu bé Việt Nam

  • Hoa loa kèn

  • Cô gái với khăn quàng cổ xanh

  • Thiếu nữ dâng trà

  • Thiếu nữ hái hoa

  • Tự họa

  • Tuổi hạnh phúc

Có thể nói, tranh của họa sĩ Lê Phổ luôn ẩn chứa một tình cảm sâu đậm với quê hương. Tranh ông với điểm nhấn là người phụ nữ Á Đông tự nhiên và thanh lịch. Bên cạnh đó thì các bông hoa cũng thường xuyên xuất hiện.

Thông qua tranh, ông đã truyền tải được những tư tưởng yêu nước và tiến bộ, nỗi nhớ quê hương da diết,…Cuộc đời ông đã có tuổi thơ bất hạnh, nhưng thay vào đó thì ông có được gia đình hạnh phúc cùng sự nghiệp hội họa thành công.

Họa Sĩ Lê Phổ
Bức tranh họa sĩ Lê Phổ tự vẽ chân dung bản thân

Qua bài viết này, bạn đọc đã phần nào hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp, tranh vẽ của họa sĩ Lê Phổ. Ông là một trong những vị danh họa đã góp cho Việt Nam và thế giới nhiều giá trị đẹp. Chắc chắn rằng tranh của ông sẽ tiếp tục sống mãi với thời gian và là nguồn tư liệu hội họa khổng lồ cho hậu bối sau này.

Bình luận (0 bình luận)

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 1.500.000
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc - 30x45cm - 176.000
Zalo BroCanvas
Zalo Tư Vấn
Gọi điện BroCanvas
Gọi điện
Nhắn tin BroCanvas
Nhắn tin
Khuyến mãi BroCanvas
Sale 50%