Chim, nỗi kinh hoàng của… máy bay phản lực

chim noi kinh hoang cua may bay phan lucv1622780180273 2024 | BroCanvas

Trả Lời: 

Ngày 04/10/1960, chiếc máy bay tua bin phản lực chở khách của Mỹ sau
khi cất cánh từ Boston không lâu thì đột nhiên 3 trong số 4 động cơ bị hỏng,
phi cơ mất thăng bằng, đâm đẩu xuống một hồ nước gẩn sân bay, 62 người
tử nạn. Tai nạn thảm khốc này bắt đẩu từ một đàn chim sáo.
Thì ra, chúng đã va vào máy bay và vài con trong số đó đã lọt vào cửa
hút của 3 động cơ tua bin. Đó là sự cố nghiêm trọng nhất trong lịch sử máy
bay bị rơi do loài chim gây ra. Theo thống kê của Mỹ, từ năm 65 cho đến
nay, trung bình có trên 350 vụ “va chạm vào chim có tính phá hoại”, khiến
nhân viên trên máy bay bị thương hoặc máy bay bị hư hỏng.
Không phải chỉ tại chim
Vì sao chim bay lại “gây khó dễ” cho máy bay phản lực như vậy. Xem ra
không chỉ nên trách riêng loài chim. Hiện nay các động cơ dùng trên máy
bay phản lực chủ yếu có hai loại: Một là động cơ tua bin phản lực và một
loại là động cơ tua bin cánh quạt. Bất kể là loại nào cũng đều phải hút một
lượng lớn không khí ở xung quanh vào thì mới làm việc được, do vậy, cửa
hút không khí vào của các động cơ này phải mở rất rộng, khi bay giống như
một cái miệng há cực to, tham lam nuốt những luồng không khí vào. Nếu
đàn chim lại vừa đúng tẩm bay gẩn động cơ thì chúng sẽ không làm chủ
được nữa mà cùng với không khí bị hút vào động cơ.
Tốc độ của máy bay phản lực vốn rất lớn. Các loài chim tuy xương thịt
rất mềm nhưng khi va chạm ở tốc độ cao sẽ tạo ra lực phá hoại rất ghê ghớm.
Hơn nữa, cấu kết bên trong của động cơ phản lực rất tinh vi, khi chim va đập
vào, dù cho các chi tiết của động cơ không bị hư hỏng nghiêm trọng nhưng

quá trình làm việc của động cơ sẽ bị ảnh hưởng nặng, thậm chí buộc phải
ngừng làm việc khiến khi cơ mất động lực để bay, kết quả là có thể rơi. “Phá
cửa mà vào”
Sự uy hiếp của chim với máy bay còn thể hiện ở sự va đập trực tiếp của
chúng với vỏ ngoài bay. Do phi cơ phản lực có tốc độ cao. Sự va đập đó là
rất nguy hiểm. Đã có sự việc kỳ quặc sau:một máy bay tiêm kích đang bay
với tốc độ 600 km/giờ, va vào một con chim ưng ở trên trời, kết quả là con
chim ưng “đột nhập” bất đắc dĩ vào khoang máy bay, làm cho nhân viên đội
bay hôn mê, mấy giây sau mới tỉnh lại. Tuy nhiên, những va chạm nghiêm
trọng như thế rất ít xảy ra.
Số liệu thống kê cho thấy việc máy bay phản lực va chạm và hút chim
vào động cơ xảy ra nhiều nhất ở châu Á, rồi đến châu Mỹ, ít nhất là ở châu
Âu. Hơn nữa các sự kiện trên đều diễn ra ở độ cao dưới 900 mét, đặc biệt
dưới 600 mét là khoảng không gây nguy hiểm nhất. Điều đó có nghĩa là vấn
đề chủ yếu xảy ra khi máy bay cất và hạ cánh.
Hiện nay, người ta giải quyết vấn đề này bằng hai phương pháp. Một mặt
là đuổi chim đi, như làm bù nhìn chuyển động, hoặc trong quá trình máy bay
cất cánh hay hạ cánh thì bắn súng để đuổi chim ở gẩn sân bay. Còn có thể
dùng loại loa phát âm đặc biệt trước khi máy bay cất, hạ cánh hoặc đặt trên
sân bay một số tiêu bản chim đã chết để chúng sợ hãi mà bay đi.
Việc này còn để nhắc nhở các phi công lái vòng qua nơi ch imtập trung,
như lợi dụng kỹ thuật điện tử hiện đại và radar, đặt những radar giám sát tẩm
xa, nhắc nhỏ máy bay đang trên đường bay tránh xa đàn chim. Ngoài ra còn
phải cải tiến kết cấu máy bay và động cơ để nếu có va chạm với chim thì tai
nạn cũng không xảy ra, đó mới là giải pháp căn bản nhất trong trường
hợp này.

Bình luận (0 bình luận)

x
Sản phẩm được tặng khi đạt ngưỡng 1.500.000
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc
VP-338 Tranh Người Chiến Thắng Không Bao Giờ Bỏ Cuộc - 30x45cm - 176.000
Zalo BroCanvas
Zalo Tư Vấn
Gọi điện BroCanvas
Gọi điện
Nhắn tin BroCanvas
Nhắn tin
Khuyến mãi BroCanvas
Sale 50%